Đại tràng có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Nhiệm vụ chính của đại tràng là hấp thu nước và phần dinh dưỡng còn lại từ thức ăn khi đi qua ruột non. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết.
Công năng của Đại tràng có liên quan đến 3 tạng Phế,Tỳ và Thận. cả 3 tạng cùng nhau thực hiện chức năng hấp thu, thăng phát tân dịch (nước, chất dinh dưỡng) từ hệ tiêu hóa đi nuôi cơ thể. Bất kỳ một tổn thương bệnh lý nào từ một trong 3 tạng đều ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn nước chung của cơ thể, biểu hiện cụ thể nhất tới chức năng của Đại tràng.
Từ xa xưa theo y văn cổ, YHCT chia bệnh lý viêm đại tràng thành 3 thể lớn sau:
1. Thể Tỳ vị hư
- Triệu chứng: Bụng lạnh đau, nôn ra nước trong, ăn kém, đầy bụng, sôi bụng, phân nát, sống phân, người mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt vàng nhợt, chóng mặt, môi nhợt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng.
- Bệnh nguyên: Do Tỳ vị hư yếu, vận hoá kém, không phân biệt được thanh trọc, thăng giáng thất thường, ăn không tiêu sinh ra đầy bụng sôi bụng, đại tiện phân lúc nát lúc sống.Không đủ chất dinh dưỡng làm cho Tỳ vị càng hư yếu không sinh được tinh hoa, khí huyết kém dần nên mặt bủng, người gầy yếu mệt mỏi, chân tay lạnh chóng mặt
- Phương pháp điều trị: Bổ Tỳ vị (kiện Tỳ, dưỡng vị, hoá thấp).
2. Thể thận dương hư (Tỳ Thận dương hư)
- Triệu chứng: cơ thể lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh, thể trạng gầy, mệt mỏi, ăn kém, bụng lạnh trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, ỉa lỏng phân sống, ngũ canh tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt bệu có vết hằn răng.
- Nguyên nhân: do tiết tả lâu ngày khiến thận dương hư, dương khí yếu nên có những triệu chứng trên.
- Pháp điều trị: ôn bổ Tỳ Thận dương, cố sáp.
3. Thể Can Tỳ bất hoà ( Hội chứng ruột kích thích )
- Triệu chứng: ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng, đại tiện lúc táo, lúc lỏng, sôi bụng, đôi khi phân lẫn nhầy, mỗi khi buồn bực căng thẳng thì phát sinh đau bụng ỉa chảy ngay. Chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng
- Nguyên nhân: do Tỳ khí vốn yếu, hoặc là vốn có thực trệ và thấp tà lại gặp khi tình chí thất thường làm hại Can, Can mất sự sơ tiết, hoành nghịch phạm Tỳ khiến Tỳ kém vận hóa, khí cơ không điều hòa nên bụng đau, Tỳ mất sự kiện vận, thuỷ cốc không được tiêu hoá gây ra tiết tả, đại tiện thất thường, lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền là biểu hiện của Can thực, Tỳ hư.
- Pháp điều trị: sơ Can kiện Tỳ
4. Thể khí trệ:
- Triệu chứng: trướng đầy tức khó chịu và đau, riêng về trướng đầy và đau lúc nhẹ lúc nặng, bộ vị thường cố định đau xiên đau nhói, trướng bụng. Trướng đầy mà khó chịu có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện, ăn ít, rêu lưỡi mỏng.
- Nguyên nhân: bệnh này do Can khí uất trệ, khí cơ không đều nên trướng đầy bĩ tức, do Can khí không hoà, Tỳ vận hoá không tốt nên ăn ít, khí hư đình trệ làm cặn bã lưu lại nên đại tiện không thông.
- Pháp điều trị: lý khí hành trệ.
Thời gian điều trị 6- 8 tuần, sau 1 tuần là cảm nhận hiệu quả.
Tuần đầu dùng thử miễn phí
Gửi thuốc dùng thử miễn phí tuần đầu đi các tỉnh trên toàn quốc qua đường bưu điện.
Hãy đến với chúng tôi địa chỉ : ( cổng viện k 2 Tam Hiệp ) Số 14 Tựu Liệt- Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nôi
SĐT liên hệ : 0901779115 -0901739115
Email : yduocphucnguyen@gmail.com
Websie : rohaumon.net : yduocphucnguyen.com
Bệnh đai tràng có nhiều biểu hiện như đầy hơi chướng khí, đau co thắt hội chứng ruột kích thích, đi lỏng, đi kiết, táo...
Táo bón không phải là một bệnh riêng rẽ mà là triệu chứng của các bệnh thuộc nhóm bệnh đại trực tràng. Táo bón được tính là...
Phần lớn các polyp đại tràng ở dạng lành tính, nhưng Polyp không tích cực điều trị, không cắt sẽ gây chảy máu, gây tắc ruột và nguy cơ tiến...